CHỐNG CHÁY LAN TẦNG
ĐỔ ĐÚC FOAM PU ĐỊNH HÌNH DỊCH VỤ
CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT KHOANG MÁY VÀ CABIN TÀU THUYỀN
CÁCH ÂM HỘI TRƯỜNG, PHÒNG HỌP
CÁCH ÂM NHÀ Ở, CĂN HỘ
CHỐNG CHÁY LAN TẦNG
Cháy lan vẫn luôn là mối nguy đe dọa đến sự an toàn của con người, tài sản và tuổi thọ của các công trình. Luật pháp nhà nước cũng đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt về yêu cầu chống cháy cho công trình xây dựng. Điều này buộc các chủ đầu tư phải tính đến các biện pháp chống cháy lan ngay từ khi xây dựng và xuyên suốt quá trình vận hành công trình. Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, bạn hãy cùng Polyme Ngọc Diệp theo dõi bài viết sau.
Tìm hiểu về hiện tượng cháy lan
Khái niệm
Cháy lan là hiện tượng một đám cháy nhỏ bắt đầu từ một vị trí nhanh chóng lây lan sang vị trí khác. Ngọn lửa có thể lan rộng cho đến khi tất cả các nguyên liệu đã được sử dụng hết nếu không được dập tắt kịp thời.
Các dạng cháy lan thường gặp
Có 3 dạng cháy lan thường gặp nếu xét về tính chất của đám cháy như sau:
- Do đối lưu: Dạng cháy lan này thường gặp ở khí ga và chất lỏng. Nhiệt từ ngọn lửa sẽ làm nóng không khí tới nhiệt độ rất cao. Luồng khí nóng hơn sẽ bay cao hơn và bám theo trần nhà để lan ra khắp phòng.
- Do dẫn truyền: Lửa lây lan theo luồng nhiệt hoặc hơi nóng từ luồng nhiệt sẽ tạo ra tia lửa/đám cháy. Lượng nhiệt tỏa ra từ đám cháy sẽ truyền từ phân tử này sang phân tử khác dọc theo hướng vật liệu bị cháy.
- Do bức xạ nhiệt: Với dạng cháy lan này, nhiệt không truyền qua vật liệu, không khí hay chất lỏng mà được truyền đi qua các tia bức xạ, trực tiếp từ ngọn lửa. Vật liệu dễ cháy hấp thụ những tia này. Đến khi tích đủ nhiệt, chúng sẽ bốc cháy.
Nguyên nhân cháy lan trong nhà cao tầng
Có 5 nguyên nhân phổ biến (chủ yếu là nguyên nhân khách quan) dẫn tới hiện tượng cháy lan trong tòa cao tầng như sau:
- Hóa chất và chất dễ cháy: Ngọn lửa có xu hướng dữ dội và lan rộng hơn nếu tiếp xúc với hóa chất, sơn, các chất tẩy rửa gia dụng,…
- Không gian mở: Một không gian không được ngăn cách bởi nhiều bức tường sẽ tạo điều kiện cho đám cháy lan rộng hơn. Trong khi đó, một không gian chứa nhiều cửa, tường có thể ngăn lửa và khói lây lan.
- Vật liệu xây dựng: Tòa nhà với nhiều bộ phận/chi tiết được làm bằng gỗ sẽ dễ bắt lửa hơn tòa nhà làm bằng bê tông, cốt thép.
- Hệ thống thông gió: Hệ thống sửa, điều hòa trung tâm có hệ thống ống dẫn đôi khi chính là cách để lửa và khói nhanh chóng lan ra khắp tòa nhà.
- Nước: Nước sẽ không còn là giải pháp chữa cháy mà sẽ biến thành tác nhân gây cháy lan nếu kết hợp với một số loại hóa chất hoặc tiếp xúc với xăng, dầu.
Chống cháy lan là gì?
Khái niệm
Chống cháy lan là các giải pháp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình đám cháy lây lan từ nơi này sang nơi khác. Mục đích của các giải pháp đó là hạn chế thiệt hại cho các công trình xây dựng, kéo dài thời gian cho công tác di tản con người đến nơi trú ẩn an toàn.
Chống cháy lan là khâu quan trọng cần thực hiện để sau đó tiến hành khống chế, dập tắt đám cháy hiệu quả.
Tại sao cần có hệ thống chống cháy lan cho các công trình xây dựng?
Thi công chống cháy lan là cơ chế bị động hữu hiệu giúp khống chế đám cháy ở tại điểm khởi phát, ngăn khí độc lây lan rộng sang các khu vực lân cận và giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Ngoài ra, hệ thống chống cháy lan còn tăng khả năng chịu lửa, chịu nhiệt cho công trình. Thi công hệ thống cháy lan là cách để các chủ công trình xây dựng tuân thủ quy định của nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và thực hiện trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công dân cư trú trong công trình của mình.
Thi công chống cháy lan là cách khống chế đám cháy ngay từ vị trí khởi phát
Tiêu chuẩn, quy định và yêu cầu về chống cháy lan tầng
Tiêu chuẩn và quy định chống cháy lan
Năm 2020, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, mã số QCVN 06:2020/BXD.
Nội dung thông tư bao gồm quy định về Bộ phận ngăn cháy, quy định về giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện xây dựng cho nhà hỗn hợp và phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc trưng cháy.
Bạn có thể xem chi tiết tiêu chuẩn và quy định chống cháy lan tại bài viết: TIÊU CHUẨN CHỐNG CHÁY LAN THEO THÔNG TƯ 01/2020/TT-BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH
Khoảng cách an toàn chống cháy lan
Khoảng cách an toàn chống cháy lan phụ thuộc vào tính chất công trình, cụ thể như sau:
Đối với nhà ở, công trình công cộng, nhà phụ trợ có bậc chịu lửa I, II
Khoảng cách PCCC từ công trình đến nhà sản xuất, gara có bậc chịu lửa I, II không nhỏ hơn 9 m. Khoảng cách đến nhà sản xuất có mái với lớp cách nhiệt Polyme hoặc vật liệu cháy không thấp hơn 15 m.
Bậc chịu lửa của ngôi nhà thứ nhất | Khoảng cách (m) đến ngôi nhà thứ hai có bậc chịu lửa | ||
I, II | III | IV, V | |
I, II | 6 | 8 | 10 |
III | 8 | 8 | 10 |
IV, V | 10 | 10 | 15 |
Lưu ý: Về khoảng cách giữa các bức tường không có lỗ cửa sổ có thể lấy nhỏ hơn 20%. Trừ trường hợp với các ngôi nhà có bậc chịu lửa IV và V. Đối với nhà 2 tầng được làm kết cấu với khung và tấm có bậc chịu lửa V và nhà được lợp bằng vật liệu cháy. Cho phép khoảng cách PCCC tăng thêm 20%. Ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II và bức tường cao hơn nằm đối diện với nhà khác là tường ngăn cháy, thì khoảng cách có thể nhỏ hơn 6m.
Đối với nhà, công trình công nghiệp
Khoảng cách chống cháy lan cho PCCC phụ thuộc vào bậc chịu lửa và hạng sản xuất cụ thể nằm trong bảng chi tiết trong bảng sau.
Bậc chịu lửa của ngôi nhà thứ nhất | Khoảng cách (m) đến ngôi nhà thứ hai có bậc chịu lửa | ||
I, II | III | IV, V | |
I, II | Đối với các nhà và công trình thuộc hạng sản xuất D và E: không quy định | 9 | 12 |
III | 9 | 12 | 15 |
IV, V | 12 | 15 | 18 |
Các giải pháp thi công chống cháy lan cho các tòa nhà cao tầng
Phun PU Foam chống cháy hộp kỹ thuật và chống cháy lan qua khe kính vượt tầng
Khi xảy ra cháy tại một tầng nhất định trong tòa nhà, khói lửa sẽ lan theo các tầng trên và dưới thông qua cầu thang bộ, khoang thang máy, các lỗ mở sàn và các trục kỹ thuật.
Trong khoang thang bộ, thang máy luôn luôn thiết kế hệ thống tăng áp để ngăn chặn và giảm thiểu khói lan vào khu vực thoát hiểm. Tuy nhiên, lỗ mở sàn của các hệ thống trục kỹ thuật và khe kính vượt tầng sẽ là khu vực chủ yếu có khói lan ra các tầng.
Đây là khu vực có nguy cơ cháy cao do sử dụng nhiều vật liệu dẫn truyền nhiệt tốt, dễ cháy và là nơi dễ phát sinh nguồn cháy khi xảy ra chập điện.
Để khắc phục nguy cơ cháy lan tầng từ 2 bộ phận này, phun PU Foam là một giải pháp hữu hiệu. Hiện nay, Polyme Ngọc Diệp là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ phun PU Foam chống cháy lan tầng hộp kỹ thuật và chống cháy lan qua khe kính vượt tầng uy tín.
PU Foam lấp kín các khe hở của khe kính vượt tầng
Phun PU Foam là giải pháp tối ưu về ngăn khói, chống cháy lan. Phun PU Foam sẽ giúp bịt kín vào các khe hở nhỏ giữa ống gió và tường, giữa các ống kỹ thuật, đảm bảo độ kín khít trên toàn bộ mặt cắt lỗ mở sàn.
Giải pháp được sử dụng kết hợp với vật liệu hoàn thiện không cháy đạt tiêu chuẩn về khả năng chịu lực, tính toàn vẹn và khả năng cách nhiệt theo quy định.
Đối với khe kính vượt tầng, lớp bọt xốp PU Foam sẽ lấp đầy các khe hở, ngăn khói lan từ tầng này sang tầng khác, đồng thời chống cháy lan hiệu quả.
Giải pháp chống cháy lan bằng PU Foam của Polyme Ngọc Diệp có thể đạt được mọi yêu cầu về kỹ thuật (giới hạn chịu lửa đạt EI 70), hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường, khí hậu, sinh hoạt của người Việt.
Những ưu điểm khác của giải pháp phun PU Foam chống cháy lan không thể không đề cập đến là:
- PU Foam sau khi phản ứng sẽ trương nở thành bọt xốp, lấp kín các khe, kẽ hở của hộp kỹ thuật/kính tạo một khối đồng nhất, chống cháy, chống khói lan tầng một cách tuyệt đối.
- Bọt xốp PU Foam có biến tính chống cháy, khi gặp nhiệt độ 800 – 1200 độ C sẽ sản sinh ra CO2 để dập lửa, nguồn lửa trong 0,7 giây. Tính năng chống cháy đạt đến cấp độ V0 theo UL94VB.
- PU Foam chuyên dụng sẽ đảm bảo được độ kín khít khi sàn nhà có sự đàn hồi dao động theo vách kính theo điều kiện thời tiết.
- Bám dính tốt trên mọi bề mặt tạo thành hệ đặc kín.
- Thời gian thi công nhanh chóng, dễ dàng.
- PU Foam sau khi đóng rắn dễ dàng sơn phủ, tạo hình thẩm mỹ.
- Kháng nước và nấm mốc.
- Độ bền duy trì bằng tuổi thọ của công trình.
- Thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.
Sử dụng vật liệu khó cháy hoặc không cháy
Vật liệu không cháy có thể kể đến là panel cách nhiệt, bê tông, gạch mát, bông thủy tinh,…
Còn vật liệu thuộc nhóm khó cháy gồm hỗn hợp các vật liệu không cháy và dễ cháy, chẳng hạn như bê tông asphalt, tấm fibro xi măng, thạch cao, các loại bê tông có hàm lượng hữu cơ cao hơn 8% khối lượng, gỗ có ngâm tẩm các hoá chất không cháy,…
Sử dụng vách ngăn chống cháy
Vách ngăn chống cháy có tính chất cách nhiệt, chống lan lửa theo tiêu chuẩn quy định nên thường sử dụng cho các khu vực cần chống cháy như hành lang thoát hiểm, thang máy,…
Ưu điểm của vách ngăn chống cháy là có khả năng chịu lửa cao, cách nhiệt tốt, dễ dàng sửa chữa, tháo rời, có độ bền lên tới 10 năm, chi phí thi công rẻ.
Tuy nhiên, nếu bị thấm nước, vách ngăn chống cháy sẽ dễ bị ố vàng, loang, gây mất thẩm mỹ. Khi sử dụng thời gian dài, dưới tác động của nhiệt độ, một số điểm trên vách ngăn sẽ bị co, gây nên các vết nứt. Khả năng chịu lực của vách ngăn chống cháy chưa thực sự tốt nên cần hạn chế va đập và tác động mạnh.
Sử dụng sơn chống cháy lan
Sơn chống cháy chứa thành phần và chất liệu giúp giảm quá trình nung nóng của lửa lên các thiết bị sắt thép. Nó có tác dụng bảo vệ hiệu quả trên các bề mặt bê tông, gỗ, thép và có khả năng ngăn phát tán khí độc.
Sơn chống cháy có ưu điểm là dễ sử dụng, an toàn, không mất nhiều thời gian thi công, không phát sinh nhiều chi phí, có thể trực tiếp sơn lên sắt thép mà không cần sơn chống gỉ, ứng dụng được trong nhà lẫn ngoài trời, có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 1000 độ C trong 3 giờ đồng hồ.
Vật liệu này có thể chống cháy trong thời gian 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút tùy thuộc vào nhu cầu chống cháy của từng công trình.
Ưu điểm tuy nhiều nhưng sơn chống cháy chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam và có giá thành cao. Vật liệu này cũng không thể lập tức phát huy hiệu quả ngay và cũng không ngăn được lửa nếu nhiệt độ vượt mức giới hạn.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về PCCC cho tòa nhà, xí nghiệp, nhà xưởng
Việc tuân thủ quy định về PCCC phải xuất phát từ ý thức trách nhiệm của chính chủ tòa nhà, xí nghiệp, nhà xưởng. Công tác đảm bảo an toàn PCCC phải được thực hiện nghiêm túc xuyên suốt quá trình vận hành tòa nhà, nếu không, người gánh chịu hậu quả sẽ là người dân sinh sống/làm việc trong tòa nhà đó.
Chủ tòa nhà nên thành lập đội PCCC cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và kỹ năng hướng dẫn thoát nạn, sơ cứu/cấp cứu cho người bị nạn.
Mỗi tòa nhà, xí nghiệp, nhà xưởng cần gắn bảng nội quy PCCC, tiêu lệnh PCCC, bảng cấm lửa, cấm hút thuốc,… và trang bị đầy đủ phương tiện PCCC cơ bản gồm tối thiểu 2 – 3 bình chữa cháy mỗi tầng đối với diện tích 100m2, luôn có lối thoát hiểm thông thoáng và điều kiện thoát nạn nếu xảy ra sự cố,….
Cháy lan là hiện tượng nguy hiểm, do đó, chủ đầu tư tòa nhà cao tầng, nhà xưởng, xí nghiệp,… cần áp dụng biện pháp chống cháy lan sớm như dùng vật liệu ít cháy/chống cháy, vách ngăn, sơn chống cháy. Hiện nay, phun PU Foam chống cháy lan hộp kỹ thuật và khe kính vượt tầng đang là giải pháp tối ưu nhất cho những tòa nhà cao tầng.