Tư vấn bán hàng
- Mrs. Kiều Anh - 0916 427 505
- Mrs. Thiết - 0356 674 657
- Email: sales@tamphateq.com.vn
Tư vấn kỹ thuật
- Mr. Nhất - 0967 196 216
- Email: lenhat@tamphateq.com.vn
CHỐNG NGƯNG TỤ HƠI NƯỚC
ĐỔ ĐÚC FOAM PU ĐỊNH HÌNH DỊCH VỤ
CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT KHOANG MÁY VÀ CABIN TÀU THUYỀN
CÁCH ÂM HỘI TRƯỜNG, PHÒNG HỌP
CÁCH ÂM NHÀ Ở, CĂN HỘ
Chống ngưng tụ hơi nước là vấn đề đang được rất nhiều nhà máy, xí nghiệp quan tâm. Đặc biệt là những ngành công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, dược phẩm, phòng sạch, kho lạnh, kho mát, các siêu thị và loại hình hoạt động chứa phòng Data Center. Việc ngưng tụ hơi nước trong thời gian dài sẽ dẫn tới hiện tượng ăn mòn (sự phá hủy dần dần các vật liệu, đặc biệt là kim loại, bằng phản ứng điện hóa hoặc hóa học với môi trường của chúng. Từ đó dẫn đến rò rỉ, hỏng hóc thiết bị. Sự tích tụ độ ẩm cũng có thể khiến nấm mốc hình thành, làm giảm tuổi thọ của công trình.
Ngoài ra, với những kho lạnh, phòng sạch lớn, phòng Data Center sự ổn định nhiệt độ là điều cực kỳ quan trọng. Việc thất thoát nhiệt ra ngoài không chỉ khiến tiêu hao điện năng mà còn làm nhiệt độ trong phòng bị thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa đã sản xuất. Vậy nên, cần có giải pháp cách nhiệt TUYỆT ĐỐI giải quyết triệt để vấn đề ngưng tụ hơi nước. Tâm Phát đã phát triển giải pháp phun PU Foam tỷ trọng cao giúp cách nhiệt hoàn hảo, được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp. Chi tiết giải pháp sẽ được Tâm Phát chia sẻ trong bài viết dưới đây!
02 yếu tố “tiên quyết” khiến hiện tượng ngưng tụ hơi nước xuất hiện
Trước đây nhiều chủ đầu tư, tổng thầu hiểu nhầm rằng những giọt nước xuất hiện trên trần nhà là do việc xử lý chống thấm chưa tốt, khiến nước bị thấm xuống dưới. Để giải quyết vấn đề này, nhiều nhà thầu đã thực hiện các giải pháp chống thấm cho trần. Nhưng kết quả chỉ sau vài ngày hiện tượng nước đọng giọt trên trần vẫn xuất hiện.
Hiện tượng ngưng tụ hơi nước không phải do yếu tố chống thấm mà là sự chênh lệch nhiệt độ kết hợp với độ ẩm không khí cao
Trên thực tế, hiện tượng ngưng tụ hơi nước xuất hiện không phải là do nước thấm từ trên xuống mà là sự xảy ra đồng thời của 02 yếu tố: Sự chênh lệch nhiệt độ môi trường trong – ngoài và điều kiện độ ẩm không khí. Cụ thể khi nhiệt độ môi trường trong và ngoài chênh lệch nhau 5,5ºC và độ ẩm không khí > 50%, thì hiện tượng ngưng tụ hơi nước sẽ xuất hiện và lượng nước chảy ra sẽ kéo dài trong thời gian dài.
Tuy nhiên nếu độ ẩm không khí < 50%, dù nhiệt độ chênh lệch đến 6ºC thì hiện tượng ngưng tụ hơi nước sẽ khó xuất hiện. Tuy nhiên nếu độ ẩm vượt đến 80 – 85%, chỉ cần có sự chênh lệch nhiệt độ khoảng 3ºC (giữa trong và ngoài) đã xuất hiện các giọt nước đọng trên bề mặt. Điều này được lý giải rất dễ hiểu rằng, khi có sự chênh lệch nhiệt độ nhưng độ ẩm thấp, hơi nước sẽ bị bốc hơi rất nhanh nên bạn sẽ không thấy các giọt nước, ngược lại nếu độ ẩm cao, hơi nước không thể bốc hơi nên sẽ hình thành lên các giọt nước.
Cần có giải pháp cách nhiệt tuyệt đối để tránh sự giao thoa nhiệt độ giữa trong phòng và môi trường bên ngoài
Do đó, các loại công trình như Phòng sạch, phòng chế biến thực phẩm, dược phẩm, kho lạnh, kho mát, phòng Data Center hay các siêu thị buôn bán đồ liên quan đến thực phẩm luôn duy trì ở nhiệt độ thấp, ổn định cần được thi công 01 lớp cách nhiệt hoàn hảo nhằm đảm bảo nhiệt độ trong phòng và ngoài môi trường không bị giao thoa với nhau.
Những nhược điểm khi sử dụng các vật liệu cách nhiệt truyền thống
Trước đây các chủ đầu tư, tổng thầu thưởng sử dụng 03 loại chất liệu: Tấm xốp cứng (như tấm PU, PE, XPS); tấm Superlon/ Cao su non; Bông thủy tinh/bông khoáng.
Các dòng sản phẩm này đều có khả năng cách nhiệt, tuy nhiên các loại vật liệu này đều tồn tại một số nhược điểm khiến nó không phù hợp để làm lớp cách nhiệt chống ngưng tụ hơi nước:
- Sử dụng tấm xốp cứng để lắp lên trần sẽ rất khó và mất nhiều thời gian. Vì trần nhà còn tồn tại nhiều yếu tố khác như dầm, dây điện, hệ thống báo cháy, … nên việc sử dụng tấm xốp cứng để lắp lên trần sẽ mất thêm thời gian cắt, ghép các chi tiết, chi phí thi công rất cao. Hơn nữa khi ghép các tấm với nhau sẽ xuất hiện các khe, mối nối giữa các tấm khiến hiệu quả cách nhiệt chưa hoàn hảo.
Sử dụng tấm xốp cứng để lắp đặt sẽ mất nhiều thời gian thi công và chi phí rất cao
- Tấm Superlon, cao su non được dán lên trần nhà tuy nhiên tuổi thọ thấp, khả năng cách nhiệt chưa cao và vẫn còn các khe nhiệt.
Tấm superlon có tuổi thọ thấp và khả năng cách nhiệt không cao
- Bông Thủy tinh/ bông khoáng chỉ sau một thời gian sử dụng vẫn bị ngấm nước và dẫn tới mất khả năng cách nhiệt và làm tăng trọng lượng cho trần nhà.
Bông thủy tinh vẫn bị ngấm nước và vẫn còn các khe hở
Một nhược điểm chung của các dòng vật liệu này nữa đó là khi sử dụng, người thợ sẽ phải khoan hoặc gym sản phẩm lên bề mặt trần. Chính những nhược điểm này, Tâm Phát đã phát triển giải pháp Phun PU Foam Closed cell tỷ trọng cao với hiệu quả Cách nhiệt TUYỆT ĐỐI, không mối nối, khe kẽ.
Phun PU Foam – Chống ngưng tụ hơi nước TUYỆT ĐỐI
Công nghệ phun PU Foam đã được ứng dụng phổ biến ở Châu Âu như Mỹ, Anh, Đức, … và các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc. Lớp bọt xốp PU Foam đạt tỷ trọng cao (với tỷ lệ ô kín đạt >98%) sẽ được phun trực tiếp lên bề mặt thi công để tạo thành một lớp cách nhiệt TUYỆT ĐỐI liền mạch không mối nối, khe kẽ.
Công nghệ phun PU Foam được ứng dụng thi công chống ngưng tụ hơi nước trong ngành công nghiệp
Giải pháp có những ưu điểm vượt trội trong hạng mục “Chống ngưng tụ hơi nước” như:
- Lớp Foam mỏng 3cm nhưng đạt khả năng cách nhiệt tuyệt đối
- Lớp bọt xốp được phun lên bề mặt tạo thành một khối đồng nhất, không có điểm mối nối, khe kẽ
- Không cần khoan đục hay ghim vào bề mặt
- Tuổi thọ cao, đạt > 50 năm
- Lớp bọt xốp nở đều và điền đầy các khe kẽ trên bề mặt thi công
- Giải pháp thi công dễ dàng và nhanh chóng
Giải pháp phun PU Foam sẽ giải quyết triệt để những vấn đề mà các dòng vật liệu truyền thống không làm được. Chúng tôi cam kết hiệu quả và luôn có chính sách bảo hành với tất cả các công trình đã thực hiện.
Tâm Phát đã ứng dụng giải pháp này ở nhiều dự án lớn và được các tổng thầu, chủ đầu tư đánh giá cao về mọi mặt. Dưới đây là một số công trình đã ứng dụng giải pháp phun PU Foam chống ngưng tụ hơi nước:
Tâm Phát thi công chống ngưng tụ hơi nước tại AEON MALL Hải Phòng
Thi công chống ngưng tụ hơi nước tại nhà máy tại Kim Sơn, Long An
Nhà máy Dong Yang – Hải Phòng
Công ty Nichias – Numura – Vinata Hải Phòng
Chống ngưng tụ hơi nước sàn deck công ty Heesung Việt Nam – LG Hải Phòng
Bệnh viện ĐKQT phòng CPU X quang
Nhà máy sản xuất điện tử tại Bình Dương
Kho thực phẩm tàu Trường Sa tại cảng dầu khí Vietsovpetro – Vũng Tàu
Chống ngưng tụ hơi nước cho nhà máy sản xuất nhựa tại Hải Phòng
Một số lưu ý với cách thi công phun PU Foam
Do trọng lượng riêng của không khí lạnh luôn nằm ở dưới và diện tích của các loại phòng sạch, kho lạnh, kho mát, siêu thị, các khu vực chế biến thực phẩm luôn đủ lớn. Nên hiện tượng ngưng tụ hơi nước chỉ xuất hiện ở phần trần của tầng dưới. Vì thế chủ đầu tư, tổng thầu chỉ cần thi công 01 lớp PU Foam cách nhiệt ở trần của tầng phía dưới.
Tuy nhiên, đối với loại phòng Data Center, phòng Server (máy chủ) có đặc thù là diện tích phòng khá nhỏ, nên khi thi công lớp foam cách nhiệt trên trần phòng dưới, khí lạnh sẽ tràn ra ngoài theo phần vách tường. Do đó, với loại công trình này, chủ đầu tư cần đưa ra phương án phun đồng thời cả trần phòng dưới và vách phòng dữ liệu. Giải pháp này sẽ đảm bảo hiện tượng ngưng tụ hơi nước không còn xuất hiện.
Đối với phòng Data Center có diện tích nhỏ nên cần giải pháp cách nhiệt cho cả trần và vách